Cung cấp cây vú sữa tại Quảng Ngãi

Cây vú sữa là loài cây ăn quả được trồng phổ biến tại Việt Nam. Bên cạnh giá trị kinh tế mang lại. Cây vú sữa còn là biểu tượng cho tấm lòng thiêng liêng của người mẹ đối với con. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết hết về các đặc điểm và ý nghĩa của loài cây này. Hy vọng bài viết sau của Tâm Việt- Đơn vị chuyên cung cấp cây vú sữa tại Quảng Ngãi, giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cây này nhé.

CUNG CẤP CÂY VÚ SỮA TẠI QUẢNG NGÃI
CUNG CẤP CÂY VÚ SỮA TẠI QUẢNG NGÃI

Giới thiệu về cây vú sữa tại Quảng Ngãi

  • Tiếng Anh là: Star-apple.
  • Tên khoa học: Chrysophyllum cainino.
  • Họ: Hồng xiêm
  • Nguồn gốc: Từ Nam Châu Mỹ, được du nhập và trồng nhiều ở việt nam.

Ý nghĩa của cây vú sữa?

Cây vú sữa gắn liền với sự tích về tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu thương dạt dào vô bờ của người mẹ trong mọi hoàn cảnh. Do đó, nó là sự nhắc nhở mỗi người rằng gia đình luôn là nơi quan trọng nhất. Không những thế, việc trồng cây vú sữa trước cửa nhà còn thể hiện mong ước tình cảm gia đình luôn bền chặt, gắn bó, yêu thương đùm bọc nhau như tình mẫu tử thiêng liêng trong truyện cổ tích.

Ý nghĩa phong thủy của cây vú sữa tại Quảng Ngãi?

Xét theo phong thủy ngũ hành, cây Vú sữa hợp với người có mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Mang ý nghĩa hút lộc tài, vượng khí, nhiều may mắn, hạnh phúc đong đầy và công việc gặp nhiều thuận lợi. Việc trồng cây trước nhà được các chuyên gia phong thủy đánh giá cao do khả năng hút dương khí. Và hạn chế âm khi xâm nhập vào nhà của gia chủ. Bạn cần chú ý tạo khoảng không gian thoáng cho cây phát triển. Và không ảnh hưởng tới phong thủy xấu của ngôi nhà.

Đặc điểm cây vú sữa tại Quảng Ngãi

Đặc điểm hình thái

  • Là loại cây trồng nhanh lớn vào bất cứ thời điểm nào cây vẫn phát triển rất tốt.
  • Thân dẻo, chiều cao  từ 10 – 15m, tán lá rộng.
  • Lá Vú Sữa có màu xanh hoặc xanh tím,  hình ôvan đơn, mọc so le, mép liền, chiều dài từ 5 – 15cm. Nhìn từ xa mặt dưới bóng như màu vàng.
  • Cây thuộc loài tự thụ phấn. Có hoa nhỏ màu trắng ánh tía toả mùi thơm ngát.
  • Quả Vú Sữa  tròn to khoảng một nắm tay, có màu tía, khi chín màu nâu ánh lục, thường có màu xanh lục xung quanh đài hoa. Cũng có giống cây cho ra quả trắng ánh xanh lục. Vỏ quả có nhựa mủ nên không ăn được. Các hạt dẹt, cứng có màu nâu nhạt. Lớp cùi thịt có vị ngọt và thơm, ăn rất ngon thường dùng làm món tráng miệng.

Đặc điểm sinh thái

  • Là loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, thích nghi ở điều kiện nhiệt đới nhiệt độ từ 22 – 34 độ C. Khi hai mùa mưa nắng phân biệt, không chịu được gió to thì cây mới ra hoa.
  • Cây có tán lá dày, rễ ngắn nên thích hợp với đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông, ít chua, thoát nước tốt…
  • Cây Vú Sữa trồng bằng cách tháp cây hay chiết nhánh. Cây sẽ cho quả sau 3 năm nếu được chăm bón cẩn thận. Tháng 2 – 3 dương lịch là mùa thu hoạch quả.

Các giống cây vú sữa phổ biến ở việt nam

Tại Việt Nam, với vùng khí hậu nhiệt đới thì rất phù hợp cho việc trồng loại cây này. Vú sữa Việt Nam được đánh giá rất cao về cả hình dáng và hương vị. Dưới đây là 5 loại vú sữa phổ biến và ngon nhất được nhiều người đánh giá cao:
  • Vú sữa Lò Rèn;
  • Vú sữa Bơ Hồng;
  • Vú sữa Tím Mica;
  • Vú Sữa Hoàng Kim;
  • Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim.

Tác dụng của cây vú sữa tại Quảng Ngãi

Tạo bóng mát, trang trí nhà cửa

Cây vú sữa là loại cây ăn quả bóng mát. Được trồng phổ biến trong sân vườn của mọi nhà Việt Nam do có lá dày và rộng. Cho nên chúng được trồng làm cây đường phố ở các công viên, bệnh viện, trường học. …

Giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế

  • Vú sữa là một loại trái cây có rất ít calo. Trung bình một quả ức nặng khoảng 132 gam chứa khoảng 67 calo. Trong mỗi quả vú sữa còn chứa 5% vitamin C và 2% sắt. Đây là những chất quan trọng trong quá trình oxy hóa cần thiết hàng ngày của cơ thể.
  • Hơn thế, chúng còn đem lại hiệu quả kinh tế khá tốt. Tùy vào loại giống mà chúng sẽ có mức giá khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, mức giá chung của trái vú sữa cũng khá cao so với những loại hoa quả khác.

Làm đẹp

Bên cạnh đó, trong mỗi trái vú sữa còn có nhiều loại vitamin khác nhau. Chúng hỗ trợ rất tốt cho việc làm đẹp da. Loại quả này sẽ cung cấp nguồn vitamin tự nhiên cho cơ thể chúng ta. Từ đó, khiến làm da trở nên mịn màng và hạn chế tình trạng lão hóa ở phụ nữ.

Giá trị trong y học

Ngoài ra, các bộ phận khác của cây vú sữa đều có công dụng chữa nhiều loại bệnh. Ở nhiều nơi, lá cây được dùng thay nước lọc để sắc thuốc có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, thấp khớp rất hiệu quả. Rễ cây thì có thể dùng để chữa đau, sưng tấy và các bệnh về dạ dày…

Cách trồng và chăm sóc cây vú sữa tại Quảng Ngãi

Chọn giống

Vú sữa được trồng bằng cách chiết cành, giống cây có sẵn hay trồng cây vú sữa cổ thụ. Bằng cách này, có thể chọn giống phù hợp với nhu cầu. Và giữ lại được những ưu điểm của cây mẹ trong quá trình sinh trưởng.

Thời vụ trồng

Vú sữa có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên nên trồng vào đầu mùa mưa, để cây dễ phát triển và sinh trưởng tốt hơn. Ở miền Trung trồng vào tháng 9, Miền Nam trồng vào tháng 6. Nên trồng những nơi im mát, hạn chế ánh nắng trực tiếp mặt trời trong 1-2 năm đầu.

Quy trình trồng

  • Chuẩn bị hố, đào hố vừa với bầu cây, rộng khoảng 40 – 50cm, sâu khoảng 20 – 25cm.
  • Trộn hỗn hợp phân hữu cơ, phân lân trước khi trồng cây.
  • Sau đó rạch bỏ lớp bầu bên ngoài rồi đặt nhẹ nhàng vào hố, lấp đầy hố bằng hỗn hợp trên, ém chặt đất và cố định bằng cọc, sau đó tưới nước.
  • Sau đó, che gốc cây bằng cỏ khô, rơm rạ… Giữ ẩm cho đất, tránh nhiệt độ cao trực tiếp vào rễ cây, ảnh hưởng không tốt lên rễ.

Tưới nước

Nước là dinh dưỡng cần thiết cho mọi loại cây. Vì thế, để đảm bảo sự sinh trưởng của vú sữa. Cung cấp đầy đủ độ ẩm cho cây bằng cách tưới 3-4 lần/ tuần. Khi cây ra hoa, đâm trái cần tưới nhiều hơn tầm 5-6 lần/ tuần

Bón phân

Bón phân xung quanh gốc, cách khoảng ⅔ đường kính tán cây. Một năm chia 4 lần bón phân. Mỗi lần cần trộn hỗn hợp 1/1/1 Ure, DAP, NPK sau đó bón cho cây.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh

Từ khi trồng cây cho đến khi sinh trưởng và ra quả. Mỗi giai đoạn đều có thể có sâu bệnh, tùy theo mỗi giai đoạn và hiện tượng sâu bệnh mà gia chủ nên mua thuốc phòng, trừ sâu bệnh hiệu quả.

Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây vú sữa

Sâu đục trái:

  • Gây hại vào thời điểm trái có đường kính 2cm trở lên.
  • Cách phòng chống là phun thuốc Leven khi thấy bướm xuất hiện và ngưng khi trước thu hoạch 1 tháng.

Sâu ăn bông:

  • Ở giai đoạn trổ bông sẽ gây hại cho cây.
  • Phòng trừ bằng thuốc trừ sâu Leven và phun khi thấy bướm xuất hiện.

Rệp sáp:

  • Gây hại vào mùa khô là chủ yếu và ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của cây.
  • Phòng trừ bằng cách sử dụng Vansi để phun phòng và tiêu diệt rệp sáp.

Sâu đục cành:

  • Dấu hiệu nhận biết là thấy các mọt đổ từ cành.
  • Diệt trừ bằng cách sâu bằng cách sử dụng thuốc Leven, chuyên đặc trị sâu đục cành.

Bệnh thối trái:

  • Gây hại từ lúc trái còn non đến thu hoạch. Triệu chứng xuất hiện các  đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc nâu đen sau lan dần ra, các đốm kết hợp với nhau thành những đốm lớn hơn và có thể lan ra xung quanh trái.
  • Cách phòng trừ bệnh là vệ sinh vườn thoáng mát kết hợp với phun thuốc Venri, đây là thuốc chuyên phòng trừ bệnh thối trái trên cây vú sữa.

Ruồi vàng:

  • Hay xuất hiện trong giai đoạn ra trái, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả.
  • Để phòng ngừa bệnh ruồi vàng thì có thể sử dụng chế phẩm sinh học Disa chuyên phòng ngừa, tiêu diệt ruồi vàng.

Nấm phấn trắng:

  • Mùa mưa cây vú sữa hay mắc các bệnh về nấm phấn trắng.
  • Để điều trị bệnh bà con có thể tham khảo chế phẩm Venri.

Có nên trồng cây vú sữa trước nhà không?

  • Theo các chuyên gia phong thủy thì hoàn toàn có thể trồng cây vú sữa trước nhà. Tuy nhiên không nên trồng quá gần lối đi, giữa lối đi hay sát cổng nhà. Vì cây sẽ làm cản trở các luồng khí lưu thông. Không nên trồng cây vú sữa ở chính giữa cửa ra vào, hay nơi có nhiều người qua lại. Nên lựa chọn trồng cây chỗ thoáng đãng, ít người đi lại.
  • Không nên trồng cây quá sát nhà vì khi cây vú sữa lớn, bộ rễ sẽ ảnh hưởng đến móng nhà. Tán lá rộng sẽ che khuất tầm nhìn ngôi nhà. Đối với những ngôi nhà có diện tích mặt tiền nhỏ, bạn không nên trồng vú sữa trước nhà. Vì cây lớn lên sẽ vô tình che khuất tầm nhìn và làm xấu đi mặt tiền của ngôi nhà bạn.
  • Cây vú sữa phát triển rất nhanh về thân lá, tán lá cây rất rộng. Vì thế, bạn nên thường xuyên cắt tỉa cành, lá để cây gọn gàng, tránh cản vận khí tốt, tích tụ âm khí và che khuất tầm nhìn.
  • Ngoài việc quan tâm tới vị trí, tuổi mệnh của gia chủ cũng là yếu tố có thể tính đến. Cây vú sữa thuộc mệnh Mộc, do đó người mệnh Mộc rất thích hợp trồng nó. Theo ngũ hành tương sinh thì mệnh Hỏa cũng có thể trồng cây vú sữa.
.
.
.
.