Cung cấp cây Huyết Dụ tại Quảng Ngãi

Ngoài ý nghĩa về phong thủy đem đến niềm tin, may mắn cho gia chủ. Cây Huyết Dụ còn có những chữa bệnh mà bạn không thể ngờ đến. Hãy cùng Tâm Việt- Đơn vị chuyên cung cấp cây Huyết Dụ tại Quảng Ngãi, tìm hiểu các đặc điểm của loài cây này nhé.
CUNG CẤP CÂY HUYẾT DỤ TẠI QUẢNG NGÃI
CUNG CẤP CÂY HUYẾT DỤ TẠI QUẢNG NGÃI

Giới thiệu về cây Huyết Dụ tại Quảng Ngãi

  • Tên gọi khác: Phát dụ, Thiết thụ, Chổng đeng, Huyết dụ lá đỏ, Long huyết, Phật dụ,…
  • Tên khoa học: Cordyline terminalis Kanth
  • Họ: Huyết dụ (danh pháp khoa học: Dracaena terminalis)
  • Tại Việt Nam cây phân bố ở nhiều tỉnh.

Ý nghĩa phong thuỷ cây Huyết Dụ tại Quảng Ngãi

  • Huyết dụ mang đến cho người ta niềm tin về sự may mắn trong phong thủy. Có tác dụng giữ tiền của và tài lộc cho gia chủ bởi những tán lá màu đỏ. Ngoài ra, cây Huyết dụ còn được trồng để xua đuổi tà ma tấn công ngôi nhà của bạn. Thật nhiều ý nghĩa khi trồng loại cây này trong nhà phải không nào.
  • Trong phong thủy người ta sẽ phân chia thuộc tính ngũ hành của các loại cây dựa vào màu sắc và tính âm dương phụ thuộc vào độ sáng tối của màu sắc cây. Như vây, dễ thấy được rằng cây Huyết dụ thuộc hành hỏa do có màu đỏ tính dương mạnh.
  • Vì vậy cây Huyết dụ sẽ giúp gặp nhiều may mắn trong công việc và cuộc sống với những người có tuổi được xếp vào mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Ngược lại, những người có tuổi là mệnh Kim không nên dùng cây huyết dụ làm vật trang trí vì Kim sẽ khắc Hỏa.

Đặc điểm cây Huyết Dụ tại Quảng Ngãi

  • Thân cây nhỏ, mảnh với chiều cao khoảng 2m, thân mang nhiều đốt sẹo và ít phân nhánh;
  • Lá cây hình lưỡi kiếm, mọc tập trung ở ngọn và xếp thành 2 dãy. Chiều dài lá khoảng từ 20 – 50cm, rộng khoảng 5 – 10cm. Gốc lá thắt lại, đầu lá thuôn nhọn và hình lượn sóng. Cuống lá dài và có bẹ, rãnh ở mặt trên. Lá cây có thể màu đỏ tía ở cả hai mặt. (Loại huyết dụ có tên khoa học Cordyline terminalis Kunth. var ferrea). Hoặc một mặt màu đỏ và một mặt màu xám (loại huyết dụ có tên khoa học Cordyline terminalis Kunth. var viridis).
  • Hoa cây mọc thành cụm ở ngọn thân, cụm hoa hình xim hoặc chùy phân nhánh có chiều dài từ 30 – 40cm. Mỗi nhánh hoa có nhiều hoa màu trắng và mặt ngoài hoa màu tía. Mỗi cụm hoa có 3 lá đài thuôn nhọn. Trong đó mang 3 cánh hoa và hơi thắt lại ở giữa. 6 nhị hoa thò ra ngoài tràng, bầu hoa có 3 ô;
  • Quả cây mọng có hình cầu, mùa cây ra hoa và quả vào khoảng tháng 12 đến tháng 1.

Công dụng của cây Huyết Dụ tại Quảng Ngãi

  • Trong Đông y, cây huyết dụ có vị hơi ngọt, tính bình, qui vào kinh Can và Thận. Dược liệu này có tác dụng cầm máu, làm mát máu, bổ huyết và tán ứ. Ngoài ra, lá cây còn dùng để điều trị bệnh lao phổi có ho ra máu, băng huyết, rong kinh, lậu huyết, đau nhức xương khớp, kiết lỵ ra máu,…
  • Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và phát hiện các thành phần trong cây có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, ngăn ngừa ung thư dạ dày. Đặc biệt, cây huyết dụ chứa các chất kháng khuẩn mạnh. Có khả năng đối phó với nhiều loại vi khuẩn như Enterococcus, Staphylococcus. Các thành phần trong huyết dụ còn có khả năng tăng co bóp tử cung và ức chế cho tế bào ung thư.

Lưu ý:

Liều lượng sử dụng cây huyết dụ trong các bài thuốc ít hay nhiều tùy thuộc vào tình trạng trạng bệnh lý và mục đích sử dụng. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên sử dụng liều lượng lớn trong thời gian dài và cần có sự tư vấn của bác sĩ.

Một Số bài thuốc Đông Y từ cây Huyết Dụ

Chữa rong kinh, rong huyết

  • Dùng lá huyết dụ tươi 20g;
  • Rễ cỏ tranh 10g;
  • Đài tồn tại của quả mướp 10g;
  • Rễ gừng 8g thái nhỏ.
  • Sắc với 400ml nước cho đến khi cô lại còn 100ml. Mỗi ngày uống 2 lần, uống liên tục từ 2 – 3 tuần.

Chữa bạch đới, khí hư

  • Dùng lá huyết dụ tươi 40g;
  • Lá thuốc bỏng 20g;
  • Bạch đồng nữ 20g.
  • Sắc nước uống hằng ngày khí hư sẽ giảm bớt nhanh chóng.

Chữa chứng sốt xuất huyết

  • Dùng lá huyết dụ tươi 30g;
  • Trắc bá sao đen 20g;
  • Cỏ nhọ nồi 20g.
  • Sắc nước uống hằng ngày. Mỗi ngày uống 1 thang, chia thành 2 – 3 lần.

Chữa kinh nguyệt không đều

Dùng huyết dụ tươi, vỏ rễ cây dâm bụt, mỗi thứ 30g phơi khô trong bóng râm rồi sắc nước uống. Uống cho đến khi nào thấy tình trạng trên đỡ thì thôi.

Chữa ho ra máu

  • Dùng lá huyết dụ tươi 10g;
  • Rễ cây rẻ quạt 8g;
  • Lá thài lài tía 4g;
  • Trắc bách diệp sao đen 4g.
  • Phơi khô trong bóng râm rồi sắc nước uống hằng ngày. Mỗi ngày chia thành 2 – 3 lần uống.

Chữa kiết lỵ ra máu

  • Dùng lá huyết dụ tươi 20g;
  • Lá rau má 20g;
  • Cỏ nhọ nồi 12g.
  • Đem rửa sạch, giã nát hoặc xay nhuyễn rồi cho thêm ít nước, vắt lấy nước cốt uống.
  • Uống liên tục từ 2 – 3 ngày, ngày 2 – 3 lần sẽ thấy bệnh kiết lỵ ra máu thuyên giảm rõ rệt. Trong trường hợp bệnh mãi không dứt, người bệnh nên đi gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Chữa bị thương gây ứ máu, phong thấp

Dùng hoa, lá, rễ cây huyết dụ tươi 30g, huyết giác 15g sắc nước uống hằng ngày.

Chữa đi tiểu ra máu

  • Dùng lá huyết dụ tươi 20g, rễ cây ráng, lá lấu, lá cây muỗi, lá tiết dê mỗi vị 10g đem rửa sạch, giã nát.
  • Sau đó, thêm một ít nước, lọc lấy nước cốt uống. Người bệnh cũng có thể chỉ dùng 40 – 50 lá Huyết dụ tươi để đẩy lùi tình trạng trên.

Chữa chảy máu cam, chảy máu dưới da

Dùng 30g lá huyết dụ tươi, 20g cỏ nhọ nồi, 20g lá trắc bá đã sao cháy sắc nước uống.

Chữa xuất huyết tử cung, tiêu tiểu ra máu

Dùng 40 – 50g lá huyết dụ tươi sắc uống. Hoặc cũng có thể dùng lá, hoa huyết dụ khô khối lượng bằng 1/2 lá tươi.

Lưu ý:

  • Lá huyết dụ là một trong những dược liệu quý được sử dụng nhiều trong điều trị, khám chữa bệnh.
  • Tuy nhiên nếu dùng các bài thuốc trên mà bệnh tình vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Khi dùng cây huyết dụ để chữa bệnh bạn cần lưu ý những gì?

Khi sử dụng lá huyết dụ, người bệnh cần đặc biệt chú ý:
  • Thận trọng khi dùng huyết dụ cho trẻ nhỏ và người cao tuổi, không nên dùng cho phụ nữ mang thai;
  • So với thuốc Tây y thì hiệu quả và tác dụng của các bài thuốc làm từ cây huyết dụ có thể chậm hơn nên đòi hỏi người bệnh cần kiên trì điều trị;
  • Tùy vào từng cơ địa, trường hợp bệnh cảnh, mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bệnh nhân có thể nhận lại kết quả điều trị từ các bài thuốc nêu trên khác nhau. Trong quá trình sử dụng nếu xuất hiện các dấu hiệu lạ thì người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ;
  • Khi điều trị cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn y khoa, đồng thời không được tự ý bỏ thuốc Tây và thay thế bằng thuốc Nam khi chưa được bác sĩ chỉ định;
  • Trước khi dùng cần rửa nguyên dược liệu thật sạch sẽ.

Cách trồng và chăm sóc cây Huyết Dụ tại Quảng Ngãi

Cách trồng cây Huyết dụ tại nhà

  • Cây Huyết dụ tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc để sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Có hai cách trồng cây Huyết dụ đó là: Giâm cành và gieo hạt.
  • Trong đó, giâm cành là phương pháp được mọi người chọn phổ biến hơn. Bạn lưu ý một vài thao tác sau đây để chậu cây Huyết dụ đẹp đẽ.

Cách chăm sóc cây Huyết dụ

  • Cây không quá ưa nước, nhưng lại chịu hạn kém. Vì thế nên thường xuyên tưới nước cho cây, nhưng lưu ý không được để ứ nước.
  • Thường xuyên cắt tỉa các nhánh lá tàn, lá bị sâu bệnh để tránh ảnh hưởng và lây sang các cành, lá khác.
  • Nếu trồng Huyết dụ trong chậu nên thay đất mỗi lần một năm, tốt nhất nên thay vào mùa xuân.
  • Bón thêm phân hữu cơ, phân vi sinh để cung cấp dinh dưỡng cho cây, tuy nhiên không nên bón vào mùa đông.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Huyết dụ

  • Cây Huyết dụ sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam.
  • Cây Huyết dụ thích hợp trồng ở khí hậu nóng ẩm và nơi có đầy đủ ánh nắng.
  • Nên trồng ở những chậu đất tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt và có khả năng giữ ẩm.
.
.
.
.